Tâm lý khách du lịch- đặc điểm tâm lý khách quốc tế theo châu lục
Việc hiểu biết về tâm lý du khách giúp cho nhà kinh doanh du lịch, nhân viên phục vụ du lịch… hiểu biết được phần nào tâm lý chung của những người cần được phục vụ. Để từ đó có những biện pháp thích hợp, khắc phục, hoàn thiện năng lực chuyên môn, năng lực giao tiếp và rèn luyện các phẩm chất cần thiết để tự điều chỉnh tâm lý và hành vi của mình trong quá trình phục vụ du khách.
Đặc điểm tâm lý du khách quốc tế
Đặc điểm tâm lý khách quốc tế theo châu lục
Có thể phân chia du khách thành 5 nhóm sau: Du khách châu Âu, du khách châu Á, du khách châu Mỹ, du khách châu Phi và du khách châu Đại Dương.
a. Du khách châu Âu
Châu Âu được biết đến với nền văn minh lâu đời và mức sống cao, trải qua quá trình lịch sử xây dựng văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời. Đặc điểm tâm lý người cơ bản của người châu Âu như sau:
– Có lối sống duy lý, thích chinh phục, chế ngự, và cải tạo thiên nhiên môi trường xung quanh, bắt chúng phục vụ mục đích của con người. Đồng thời, họ có lối sống sôi động, thích hoạt động và di chuyển, không thích cuộc sống tĩnh tại.
– Nhận thức, tình cảm và hành vi của họ với môi trường và hoạt động du lịch rất tiến bộ. Họ đến từ những đất nước có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển và mức sống người dân tương đối cao. Châu Âu là trung tâm kinh tế, văn hóa, KH-KT, giao lưu của các dân tộc trên thế giới.
– Đa số người châu Âu theo Thiên Chúa giáo. Vì thế, nhu cầu đến nhà thờ vào cuối tuần cầu nguyện là nhu cầu không thể thiếu của họ. Hoạt động du lịch của họ do đó đã chịu ảnh hưởng, chi phối bởi màu sắc tôn giáo. Và trở thành những chuẩn mực trong cuộc sống.
– Họ có lối sống công nghiệp khẩn trương, kỷ cương, chế độ làm việc rất nghiêm túc. Vì thế khi đi du lịch, du khách châu Âu có yêu cầu rất cao đối với việc thực hiện kế hoạch, lịch trình chuyến đi, đòi hỏi phải rõ ràng, chính xác và đạt hiệu quả mong muốn.
– Đề cao chủ nghĩa cá nhân, tôn trọng tự do cá nhân và đánh giá cao tính tích cực của con người trong mọi hoạt động xã hội: trọng lý, nhẹ tình, có ý thức pháp luật và lòng tự trọng rất cao.
-Không thích nói chuyện về chính trị, đời tư, tuổi tác và thu nhập. Theo họ, đó là những thông tin cá nhân cần được tôn trọng và giữ bí mật khi giao tiếp.
– Khi đi du lịch họ thích lựa chọn loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch vui chơi giải trí. Nhằm giải tỏa những căng thẳng tâm lý do môi trường công nghiệp gây ra.
– Người châu Âu thích ăn bánh mì, uống cà phê, uống sữa với bánh ngọt và các món ăn lạnh. Họ không thích chế biến cầu kỳ, không mời chào nhau trong ăn uống.
– Họ rất thích âm nhạc, nhảy, múa, lễ hội. Vì vậy khi đi du lịch, họ có nhu cầu rất cao đối với các sản phẩm, dịch vụ này.
Trong giao tiếp, nghi lễ ngoại giao, người châu Âu thường có thói quen bắt tay, ôm hôn thân mật. Khi giao tiếp, ngoại giao với họ cần lưu ý một số quy tắc sau:
– Bắt tay: nhẹ nhàng cầm nắm cả các ngón tay, không lắc nhiều. Người cao tuổi, phụ nữ, người có địa vị cao trong xã hội thì đưa tay ra trước. Trong tình huống muốn thể hiện sự kính trọng, thì có thể đưa cả hai tay ra để bắt tay.
– Cái hôn: khi thực hiện nghi lễ ngoại giao thường hay hôn má (một hoặc hai má). Nếu khách là người có địa vị cao hơn thì hôn lên trán. Nếu là người yêu hoặc vợ chồng thì hôn môi.
-Tặng hoa: Trong nghi lễ ngoại giao, người châu Âu thường hay tặng hoa cho nhau. Ví dụ: ngày sinh nhật, ngày lễ, ngày tết, ngày cưới. Khi tặng hoa nên lưu ý: chỉ tặng theo số lẻ 3, 5, 7, 9 và tùy ý theo mối quan hệ mà lựa chọn màu sắc và kiểu hoa cho phù hợp. Ví dụ: tặng hoa cho người yêu thì dùng màu đỏ. Cho những người quen thì dùng bó hoa nhiều màu.
– Dùng nước hoa: đã thành thói quen đối với người châu Âu. Dùng nước hoa khi tiếp khách thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với họ; đồng thời thể hiện địa vị bản thân
b. Du khách châu Á
Châu Á bao gồm 48 nước. Là một trong những khu vực có sự phát triển kinh tế rất năng động trên thế giới. Và là một trong những thị trường du lịch có nhiều tiềm năng. Đặc điểm tâm lý du khách châu Á như sau:
– Họ rất tôn trọng tự nhiên, và luôn có sự hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Tính cộng đồng và lối sống trọng tình, nhẹ lý, dễ thông cảm và chia sẻ với nhau trong quan hệ, ứng xử.
– Nói chung, so các nước trong khu vực khác trên thế giới, nền kinh tế châu Á phát triển chưa cao. Mức sống của người dân thấp, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, phát triển mạnh, đặc biệt ở các nước khu vực Đông Nam Á.
– Phần lớn người dân châu Á theo Nho giáo, Khổng giáo và Phật giáo. Trong đó, Phật giáo chiếm ưu thế. Vì thế, các đình, chùa, miếu, những nơi linh thiêng giúp họ thỏa mãn nhu cầu nghi lễ tôn giáo.
– Đa số người dân châu Á sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, tâm lý tiểu nông và sản xuất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào môi trường.
– Lối sống tôn trọng môi trường thiên nhiên, nặng tình, nhẹ lý và tính cộng đồng rất cao trong quan hệ, ứng xử là kết quả của phương thức canh tác nông nghiệp lúa nước. Sản xuất lúa nước đòi hỏi tính cần cù, chịu khó, chăm chỉ, biết hợp tác công việc mới kịp thời vụ. Hơn nữa sự phát triển của cây lúa phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Điều này đã làm cho tính cộng đồng phát triển cao.
– Thích cuộc sống kín đáo, yên tĩnh mà không thích nhảy múa, ồn ào. Họ luôn tôn trọng quan hệ với những đồng nghiệp, hàng xóm xung quanh.
-Văn hóa ẩm thực phát triển khá lâu đời, nhu cầu ẩm thực của họ rất phong phú, đa dạng. Đặc biệt có những món ăn đặc sản rất nổi tiếng được sách đỏ ghi nhận. Nổi tiếng là những món ăn của Trung Quốc.
-Họ thường kiêng số 4 và 7 vì theo nho giáo, những con số này không may mắn. Phần lớn người châu Á theo đạo Phật. Vì thế có nhu cầu đến nơi cửa Phật vào các ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng.
– Do mức sống chưa cao nên khi đi du lịch, người châu Á thường tính toán, cân nhắc, tiết kiệm trong tiêu dùng. Họ rất thích đi du lịch cùng gia đình, du lịch văn hóa (lễ hội) và du lịch biển.
Nghi thức ngoại giao của người châu Á có một số điểm khác so với người châu Âu như:
– Khi tiếp đón khách, người châu Á thường để tay trước ngực và cúi đầu chào khách. Nếu khách càng kính trọng thì được chủ nhà cúi chào càng thấp để thể hiện sự tôn kính.
– Họ rất nồng hậu khi tiếp, đón khách: mời, chào, vồn vã, thể hiện sự tôn trọng khách đến nhà. Họ thường mời khách đi trước, giành chỗ ngồi và mọi điều kiện tốt nhất trong gia đình cho khách. Khi đã thân quen, người châu Á rất thích xưng hô với nhau thân mật theo kiểu gia đình. Thích ngồi ăn uống kéo dài với những món ăn đặc sản. Thích ngồi xếp vòng tròn xung quanh bàn ăn thấp (20 – 30cm) đặt trên sàn nhà và chúc tụng lẫn nhau.
c. Du khách châu Phi
Châu Phi (hay Phi Châu) là châu lục đứng thứ ba trên thế giới về dân số sau châu Á và Châu Mỹ. Và lớn thứ ba trên thế giới về diện tích sau châu Á và châu Mỹ. Du khách châu Phi có những đặc điểm tâm lý cơ bản như sau:
-Du khách châu Phi là những người chất phác, thẳng thắn đồng thời rất cầu thị trong giao tiếp, quan hệ.
– Họ là những người sôi nổi, nhiệt tình trong sinh hoạt, có lối sống năng động, yêu âm nhạc, thích nhảy múa.
– Nền văn hóa châu Phi còn giữ được nhiều bản sắc, giá trị văn hóa độc đáo lâu đời. Những lễ hội, phong tục tập quán truyền thống có một không hai còn lưu giữ cho đến ngày nay. Mỗi dân tộc châu Phi đều có những điệu nhảy truyền thống mang bản sắc văn hóa riêng của họ.
– Người châu Phi có lòng tự trọng dân tộc cao, nhưng cũng rất dễ tự ái. Nếu như trong hành vi ứng xử của người khác đối với họ không khéo léo.
Trong nghi thức ngoại giao họ có những đặc điểm nổi bật sau:
– Chào hỏi vồn vã, nhiệt tình.
– Bắt tay thân mật và mời khách vào nhà.
-Khi đến nhà, du khách phải tuân theo những phong tục, tập quán riêng của họ.
d. Du khách châu Mỹ
Châu Mỹ là tên một vùng đất nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. Bao gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Châu Mỹ chiếm 8,3% diện tích bề mặt Trái Đất và 28,4% diện tích đất liền. Dân số ở đây chiếm khoảng 13,5% của thế giới (hơn 900 triệu người). Những luồng di dân đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng. Đặc điểm tâm lý của du khách Nam Mỹ như sau:
– Các nước Nam Mỹ có nền văn hóa đa sắc tộc, nhưng mang nhiều nét nổi trội của nền văn hóa Tây Ban Nha cộng với những bản sắc văn hóa của dân Da đỏ (dân thổ cư) và pha với văn hóa của một số dân di cư đến từ châu Phi và châu Á.
– Họ rất trực tính và thực tế trong sinh hoạt, yêu ghét rất rõ ràng. Nhưng cũng rất nhiệt tình giúp đỡ người khác một khi được yêu cầu.
– Họ thường sử dụng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để giao tiếp.
– Tính cách rất sôi nổi, nhiệt tình, ưa tranh luận. Phần lớn người dân Nam Mỹ là những người có tài hùng biện, diễn thuyết hoặc trình bày vấn đề. Họ rất thích tụ họp và tranh luận các vấn đề thời sự, chính trị nóng bỏng.
– Với nền văn hóa đa sắc tộc, người dân Nam Mỹ rất tôn trọng các giá trị truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc khác. Chính vì vậy, các cộng đồng sắc tộc nơi đây còn lưu giữ các bản sắc văn hóa riêng của mình.
– Lễ hội hóa trang của các dân tộc Nam Mỹ: Braxin, Achentina… ( với các điệu nhạc Tăng-gô, Cha Cha Cha, Lambađa …) là những nét văn hóa truyền thống rất độc đáo và là niềm tự hào dân tộc của họ.
Trong giao tiếp người Nam Mỹ có những nét nổi bật sau:
-Rất vồn vã nhiệt tình chào mời khách, bắt tay và ôm hôn khi gặp khách, tặng hoa khi gặp gỡ lần đầu và cùng nhảy các điệu nhảy truyền thống.
– Người Mỹ được biết đến như là những người theo chủ nghĩa cá nhân. Họ rất tích cực và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Người Mỹ được coi là người thẳng thắn. Khi nói chuyện trao đổi về một vấn đề nào đó, họ thích “đi thẳng vào vấn đề’’.
-Các giá trị được đề cao trong nền văn hóa Mỹ: chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do. Người Mỹ quan niệm rằng cá nhân càng phát triển, sự tự do cho họ càng nhiều bao nhiêu, thì đóng góp của cá nhân cho xã hội nhiều bấy nhiêu.
– Họ thường bắt tay, ôm hôn thân mật, không thích nói chuyện riêng tư hoặc hỏi về tuổi tác, tiền lương, thu nhập.
e. Du khách châu Đại Dương
Châu lục này nằm ở Nam bán cầu, có điều kiện khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Điều kiện rất thuận tiện cho việc phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Là vùng có nhiều khoáng sản và tiềm năng năng lượng rất lớn.
Đây là những nước có kinh tế, văn hóa, xã hội khá phát triển, thu nhập người dân khá cao.
Dân cư của các quốc gia này chủ yếu là dân nhập cư từ Anh, Pháp, Mỹ và từ một số nước châu Á như: Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Philipin.
Nền văn hóa của các nước châu Đại Dương, phần lớn là văn hóa đa sắc tộc, với các phong tục tập quán, truyền thống rất độc đáo, vẫn giữ được các bản sắc riêng của các nhánh văn hóa của các sắc tộc khác nhau.
Ngôn ngữ chính được sử dụng trong giao tiếp ở châu lục này là tiếng Anh.
Đặc điểm tâm lý khách quốc tế của những thị trường trọng điểm tại Việt Nam
a. Khách Trung Quốc
-Người Trung Quốc rất cần cù, chịu khó trong công việc, yêu lao động và ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng rất cao.
– Họ là những người kín đáo. Trong quan hệ ứng xử luôn trọng tình, nhẹ lý, có ý thức tôn trọng tự nhiên và con người.
– Ở Trung Quốc, một số người rất tin tưởng vào tướng số: thường chọn ngày đẹp theo lịch khi đi du lịch (kiêng ngày 4 và 7); có nhu cầu đến nơi cửa Phật (chùa, miếu, đình) vào những ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng.
-Họ rất ý thức tôn trọng nề nếp, gia giáo trong cuộc sống gia đình; cầu kỳ, cẩn thận và chu đáo trong ngoại giao.
– Người Trung Quốc thích nghỉ ở các khách sạn 2 – 3 sao, các khu nhà sàn, hoặc lều bạt trong các khu sinh thái. Họ thích đi du lịch gia đình trong thời gian không lâu với dịch vụ trọn gói và được sử dụng các dịch vụ chữa bệnh phương Đông truyền thống như: châm cứu, mat-xa, tắm bùn, tắm nước khoáng.
– Họ thích đi du lịch biển và tham quan những danh lam thắng cảnh nổi tiếng với các di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Họ thích khám phá tìm hiểu lễ hội và những nét bản sắc văn hóa của các dân tộc, cộng đồng. Đặc biệt rất muốn tìm hiểu nền văn hóa của Trung Quốc trước đây đã ảnh hưởng thế nào tới văn hóa của các nước xung quanh.
– Họ là người tính toán và tiết kiệm trong tiêu dùng du lịch. Khi đi du lịch thích được đi nhiều nơi và được sử dụng nhiều các dịch vụ.
– Họ thích mua đồ lưu niệm mang tính thủ công truyền thống của Việt Nam: tranh sơn mài, tranh chạm gỗ, tranh khảm trai, nón, mũ … để làm quà tặng.
– Họ nổi tiếng thế giới với nghệ thuật ẩm thực giàu có và cách thức chế biến đặc sắc. Vì thế, khi đi du lịch, người Trung Quốc có nhu cầu đối với ẩm thực rất cao. Họ thích ăn cơm (cơm gạo tám, cơm rang thập cẩm hoặc cơm nếp hương) với các món ăn phương Đông truyền thống như: gà tần, vịt quay, các món ăn chế biến từ rùa, ba ba, rắn và các loại gia vị, nước chấm.
Khi ăn họ dùng bát, đũa. Họ thích được phục vụ bằng việc bày thức ăn trên các bàn thấp (30 – 40cm), đặt trên nền nhà và ngồi xếp vòng tròn xung quanh để thưởng thức và dùng rượu nấu từ gạo, ngô… Họ cho rằng với cách ăn như vậy chẳng những bảo tồn được các giá trị truyền thống mà còn tạo ra được sự ấm cúng, thân mật như trong gia đình.
Người Trung Quốc có rất nhiều điều kiêng kị. Một số điều kiêng kị của họ là:
– Trong giao tiếp, kiêng ôm vai hay vỗ lưng, kiêng trỏ tay vào người đối diện. Vì cho rằng như thế là bất lịch sự. Khi rót nước, người hán kiêng để miệng bình trà đối diện với khách. Bởi lẽ quan niệm dễ khiến khách gặp điều chẳng lành.
-Họ cũng kiêng tặng khăn mặt cho nhau. Vì như thế là tỏ ý đoạn tuyệt ( trong tang lễ người ta dùng khăn trắng). Họ kiêng tặng nhau dao kéo vì sợ làm thương và tổn hại đối phương.
– Họ không thích các đề tài về cách mạng văn hoá, sex, chính trị
Họ uống theo thuyết “Âm dương ngũ hành” và có nhiều kiêng kị như:
– Mật ong không ăn cùng hành sống
– Lươn, cá chép không ăn cùng thịt chó
– Cá diếc không ăn cùng rau cải và gan lợn
– Quan niệm về sự vẹn toàn thể hiện trong ăn uống rất rõ. Ví dụ: món cá khi chế biến để nguyên con, gà chặt miếng và xếp đầy đủ các bộ phân lên đĩa. Sẽ là kiêng kị khi món cá hoặc gà dọn lên mà thiếu vây, đuôi, đầu. Vì họ cho rằng đó là điều chẳng lành, sự việc không được “đầu xuôi đuôi lọt”.
– Họ kiêng không xuất hành vào ngày mồng 5 tháng 1 âm lịch. Vì đó là ngày nguyệt kỵ, sẽ không gặp may.
b. Khách Hàn Quốc
-Người Hàn Quốc ham học hỏi, năng động, cần cù, coi trọng đạo đức và yếu tố tinh thần.
– Nếp sống hiện đại của người Hàn Quốc vẫn giữ được những nét truyền thống. Họ rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc và đề cao giáo dục. Người Hàn Quốc rất chú trọng đến gia tộc của mình.
– Người Hàn Quốc rất dễ gần và cởi mở. Tuy nhiên, những dịp quan trọng, lễ nghi của họ khá phức tạp.
– Người Hàn Quốc đề cao vị trí của người già. Ví dụ: khi người già vào nhà phải đứng dậy chào. Khi nói chuyện phải bỏ kính râm. Trong khi ăn uống phải chờ người già đụng đũa trước. Khi xếp hàng, lên xe đều phải nhường người già trước…
– Người Hàn Quốc thích du ngoạn, vui chơi và làm việc rất chăm chỉ. Họ thường phân biệt hết sức rõ ràng các vấn đề như công việc, gia đình và giải trí.
– Người Hàn Quốc rất chú trọng đến ngày giờ và thuật phong thủy trong việc xây dựng nhà cửa hoặc làm những việc quan trọng.
-Thanh niên có xu hướng sống hiện đại. Họ thực tế, đơn giản, năng động, thích giao tiếp, dễ hòa mình và thích nghi với hoàn cảnh mới. Thích đi du lịch và tham dự các hoạt động mang tính chất phong trào phù hợp với tuổi trẻ.
– Phụ nữ Hàn Quốc ôn hòa, điềm đạm, lịch sự và giỏi nội trợ. Người Hàn Quốc có quan niệm việc tề gia nội trợ, chăm sóc chồng con là thiên chức của người phụ nữ.
– Người Hàn Quốc rất thích màu trắng. Vì đối với họ, màu trắng biểu trưng cho sự thuần khiết, trong trắng và thủy chung.
– Người Hàn Quốc kỵ số 4 và khi nhận quà thường kỵ nhận quà bằng tay trái.
– Khi nói chuyện, khi cười cần lấy tay che miệng để không bị coi là thô lỗ. Đồng thời, khi giao tiếp với người Hàn Quốc chú ý không để tay trong túi quần, túi áo. Vì như vậy sẽ bị coi là mất lịch sự.
– Người Hàn Quốc thích chơi thể thao. Đặc biệt là các môn thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, golf, bóng chày, võ thuật…
Khẩu vị và cách ăn uống:
– Người Hàn Quốc dùng thìa ăn cơm, dùng đũa gắp thức ăn. Họ không bao giờ dùng song song cả thìa và đũa trong bữa ăn. Đồng thời, khi ăn thì phải đặt bát xuống bàn, không được cầm bát lên. Nếu không sẽ bị coi là hành động bất lịch sự.
– Người Hàn Quốc chú trọng bữa sáng và bữa tối. Bữa trưa đối với họ được xem là món điểm tâm.
– Ba món ăn luôn có mặt trên bàn ăn của người Hàn Quốc là Pap (cơm), Kim chi (rau muối cay) và Kanjang (nước tương). Đặc biệt, Kim chi đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn của người Hàn Quốc. Trong mâm cơm của họ luôn có nhiều bát đĩa nhỏ để đựng các món Kim chi.
– Người Hàn Quốc nhìn chung thích ăn các món hải sản, thịt bò, thích các loại gia vị như tỏi, hành, ớt… và thường dùng dầu vừng trong chế biến món ăn.
Đặc điểm du khách Hàn Quốc:
– Khách du lịch Hàn Quốc thích các loại hình du lịch biển, nghỉ ngơi, tìm hiểu văn hóa.
– Bên cạnh đó, đi du lịch với mục đích tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh cũng là một trong những loại hình du lịch phổ biến của người Hàn Quốc.
– Mặc dù có lối sống thoáng hơn so với một số quốc gia châu Á khác nhưng khách du lịch Hàn Quốc khi ra nước ngoài du lịch vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc. Trong giao tiếp, họ tỏ ra cởi mở, vui vẻ, sôi nổi nhưng rất lịch sự, giữ được chừng mực và có tính tự chủ khá cao.
– Du khách Hàn Quốc khi đi du lịch thích được sống trong bầu không khí vui vẻ với những cuộc tham quan và các hoạt động tập thể.
– Khách du lịch Hàn Quốc có khả năng thanh toán khá cao. Do đó, họ thường lựa chọn các dịch vụ du lịch loại khá trở lên.
c. Khách Nhật Bản
– Phụ nữ Nhật Bản có Kimono (trang phục truyền thống) trong các nghi thức ngoại giao. Tùy nội dung buổi lễ, mức quan hệ, tuổi tác mà yêu cầu màu sắc Kimono khác nhau.
– Là những người thông minh, cần cù, khôn ngoan, tính cộng đồng cao, biết sử dụng sức mạnh của nhóm để làm việc. Họ có kỷ cương và ý thức trong công việc, ham học hỏi và luôn cầu thị để tiến bộ.
– Phần lớn người Nhật theo Phật giáo, nhưng trong vài chục năm trở lại đây, xu hướng theo đạo Tin Lành và Thiên Chúa giáo trong thanh niên Nhật ngày càng tăng.
– Người Nhật luôn có lòng tự hào dân tộc, luôn tôn trọng truyền thống đất nước, con người. Những điều này đã làm nên những thành tựu đáng khâm phục về kinh tế và văn hóa của họ. Văn hóa của Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Trung Quốc. Vì thế thuyết âm dương, thuật phong thủy được sử dụng rất phổ biến trong đời sống của họ. Họ rất tin vào tướng số, và kiêng kị số 4, thích số lẻ 3, 5, 7, 9…
– Người Nhật coi hoa anh đào “ Sakura” là biểu tượng dân tộc của họ. Màu sắc truyền thống mà họ thường sử dụng là màu đen và đỏ (màu nóng – dương, sinh trưởng).
– Khi đi du lịch họ thường chọn địa điểm du lịch biển nơi có nhiều nắng, phong cảnh đẹp, hấp dẫn, nước biển trong xanh, cát vàng, khí hậu ấm.
– Họ rất yêu thích thiên nhiên, có nhu cầu thẩm mỹ cao đối với sản phẩm dịch vụ du lịch, rất trung thành với văn hóa truyền thống.
– Chương trình du lịch 7 ngày thường được du khách lựa chọn. Trong một năm người Nhật thường đi du lịch 3 lần, điều này cũng phụ thuộc vào qui định trong chế độ lao động của nhà nước Nhật.
Họ thường yêu cầu tính chuẩn xác cao về thời gian kế hoạch trong các tour du lịch.
– Nhu cầu du lịch văn hóa của người Nhật rất lớn. Vì thế họ rất thích đi tìm hiểu văn hóa các địa phương có lịch sử lâu đời với các công trình văn hóa kiến trúc lịch sử nổi tiếng.
– Khi đặt phòng ở, người Nhật không thích chọn tầng thượng hoặc tầng 1, 2 trong khách sạn. Vì theo họ đó là những nơi không an toàn.
– Người Nhật thích mua sắm nhiều quà lưu niệm trong những chuyến đi. Theo thói quen của người Nhật, khi đi xa về, việc tặng quà cho người thân, bạn bè, cơ quan và hàng xóm là không thể thiếu được. Đó là sự thể hiện tình cảm trân trọng của họ.
– Họ thích ăn các món được chế biến từ hải sản như tôm, cua, cá, mực. Đặc biệt, các món ăn truyền thống sang trọng của họ là vây cá mập, thịt cá ngừ, thịt cá voi. Món ăn đặc trưng của người Nhật là gỏi cá được chế biến rất cầu kỳ từ cá Bơn, cá Nóc, Bạch Tuộc.
– Người Nhật rất ưa chuộng các món ăn được chế biến từ cá Nóc. Theo quan niệm của người Nhật thì thịt cá Nóc rất bổ dưỡng. Cá Nóc được chế biến thành gỏi rất cầu kỳ. Hoặc thịt cá được cắt thành từng miếng mỏng xếp thành hình hoa cúc rất ấn tượng.
– Món ăn nổi tiếng của người Nhật là món Sushi, còn được gọi là cơm Tứ hỉ. Cách làm khá đơn giản, cơm nấu chín rải đều trên mâm có rắc thêm muối dấm cho vừa đủ và trộn đều. Sau đó được rải ra thành vỉ và cho những lát cá, lát tôm (sống) rau tím và bó cơm lại thành cuộn. Khi ăn, Sushi được cắt thành từng khoanh. Sushi có các màu đen, trắng, vàng trắng, đỏ rất đẹp mắt.
– Người Nhật thích ăn các món ăn Trung Quốc, các món ăn nhanh kiểu Mỹ, và uống rượu Vang Pháp, thích uống rượu Sa-kê được đóng chai 250ml.
d. Khách Mỹ
-Người Mỹ năng động, đam mê, phiêu lưu, thực dụng, thích giao tiếp và các hoạt động du lịch.
– Người Mỹ có thói quen tôn trọng tự do cá nhân. Đối với họ, có thể ngồi đưa chân lên bàn, tay chắp sau gáy, quần áo có nhiều túi. Theo họ, điều đó thể hiện thói quen của cá nhân cần được tôn trọng. Người Mỹ rất tin vào sức mạnh thần bí, thích xem tướng, số, kiêng kị số 13 ngày thứ sáu.
– Thích du lịch biển. Đặc biệt, họ rất quan tâm tới các môn thể thao như: bơi, lướt ván, lặn biển, đua thuyền ở nơi du lịch.
– Người Mỹ có nhu cầu cao với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghệ thuật. Họ thích tham gia vào các hoạt động văn hóa, lễ hội của các cộng đồng dân cư địa phương.
– Khách du lịch Mỹ thường thích đi dạo phố bằng xích lô, thích đi bộ để mua bán hoặc ngắm cảnh quan vào ban đêm tại địa điểm du lịch.
– Phương tiện giao thông mà họ thường thích sử dụng trong hoạt động du lịch: máy bay, ôtô hoặc tàu thủy.
Khẩu vị của du khách Mỹ
– Người Mỹ không cầu kỳ trong ăn uống. Họ thường thích đồ lạnh và ăn uống đơn giản như: bánh mì với bơ sữa hoặc với bít tết.
– Họ thường thích dùng các món ăn nhanh để bảo đảm đủ chất, tiết kiệm thời gian và phù hợp với cuộc sống công nghiệp.
– Món ăn truyền thống của người Mỹ là sườn rán, bánh cua và bánh mỳ kẹp thịt gà. Họ thích dùng bánh có vị mặn ngọt. Đặc biệt, họ thích món táo nấu với thịt ngỗng hoặc nấu với thịt xay nhỏ.
– Họ cũng thích ăn các món được chế biến từ hải sản, các món ăn Trung Quốc và Việt Nam. Họ không thích ăn nóng theo kiểu phương Đông, thích dùng rượu Vang Pháp trong các bữa ăn.
– Thích uống cà phê, nước khoáng tinh khiết, nước hoa quả hoặc cocacola khi đi du lịch.
– Thích lưu trú ở các khách sạn 4 – 5 sao hoặc các khu nhà sàn, lều bạt trong các khu sinh thái.
e. Khách Campuchia
– Người Campuchia có lòng trung thực, kiên nhẫn trước khó khăn, chịu đựng nhọc nhằn trong lao động, lịch thiệp trong xã hội. Các phụ lão thích người khác kính nể. Phụ nữ thường hay e thẹn. Cả già lẫn trẻ đều có lòng hiền hòa, không thích nói dối. Vì vậy, nếu ai nói dối, lừa gạt người Campuchia một lần thì sẽ mất hết lòng tin với họ, thậm chí dẫn đến hận thù.
– Người Campuchia hòa nhã, coi trọng nghi lễ, đặc biệt là những lễ nghi tôn giáo.
– Họ thường mặc trang phục truyền thống với chiếc khăn Krama (khăn rằn) ở trên đầu. Khăn này có nhiều công dụng: làm khăn rửa mặt, làm túi đựng khi mua hàng, trời nóng có thể thấm nước đắp lên đầu cho mát, thời tiết se lạnh có thể quàng cổ để chống lạnh, khi đi ngủ có thể dùng làm chăn…Do đó, chiếc khăn rằn đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Campuchia. Vì vậy, khi được tặng khăn, phải tỏ lòng tôn kính, trân trọng.
– Ẩm thực Campuchia cũng như thói quen của các dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Các bữa ăn hầu hết đều có cơm. Các món khác như cà ri, súp, khoai tây chiên thường là các món chính đi kèm khá phổ biến. Ngoài gạo tẻ, người Campuchia còn sử dụng gạo nếp để chế biến ra các món xôi và cơm lam. Xôi thường đi kèm với sầu riêng để làm món tráng miệng. Cơm lam thường dùng để thay thế cơm cho người nông dân làm ruộng. Khi họ không có thời gian chế biến.
– Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách của Ấn Độ và Trung Hoa. Hầu hết các món ăn có vị nhạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ được tìm thấy trong các gia vị được dùng trong các món ăn Campuchia như: sa tế, ớt, tiêu, hồi… Món ăn Trung Hoa được nhận thấy trong cách chế biến nhiều dầu mỡ, phong cách ẩm thực Tứ Xuyên.
f. Khách Úc
– Người Úc là người bản chất công bằng, không ưa kiểu cách. Đại đa số khách Úc là những người tuân thủ pháp luật và sống theo khuôn phép.
– Người Úc rất cởi mở và thẳng thắn.
– Người Úc tin vào nguyên tắc tạo cho mọi người sự công bằng.
– Người Úc bênh vực bạn bè, những người bị thua thiệt và yếu thế. Người yếu thế là những người đứng ra tranh tài hoặc là một đối thủ mà không có hy vọng thắng trong một cuộc thi đấu thể thao hay tranh tài.
– Người Úc ưa thích thể thao, thích tham gia với tư cách vừa là người chơi, vừa là người xem.
– Việc di dân từ châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Phi và Trung Đông tới Úc đã làm giàu thêm cho nền văn hóa Úc và phong cách Úc, góp phần vào việc hình thành những truyền thống mới. Ðóng góp to lớn của những người di cư này là đã làm cho đời sống Úc trong tất cả mọi lĩnh vực càng trở nên đặc sắc hơn từ thương mại cho tới nghệ thuật, từ thức ăn cho tới hài kịch.
– Nhiều người Úc ham mê thể thao, xem môn bóng bầu dục và bóng đá luật Úc.
– Mười hoạt động thể chất được ưa chuộng nhất là: đi bộ, thể dục nhịp điệu/thể dục cho sức khỏe, bơi lội, xe đạp, tennis, chơi golf, chạy bộ, đi bộ trong rừng, bóng đá và bóng ném.
– Các loại hình thể thao khác được ưa chuộng là: môn cric-kê (cricket), bóng chày và trượt tuyết.
– Nghệ thuật trình diễn như: phim ảnh, hội họa, sân khấu và âm nhạc đều có nhiều khán giả ưa chuộng.
– Khi gặp người nào đó lần đầu tiên, thông thường bạn phải bắt tay phải bằng tay phải của mình. Những người không quen biết nhau thông thường không hôn hoặc ôm nhau khi mới gặp.
– Khi chào hỏi, người Úc thích chào hỏi bằng cách kèm theo các từ “ông”, “bà”, “cô” hay lịch sự hơn nữa là “ngài” vào trước họ của một người nào đó để thể hiện thái độ kính trọng.
-Nhiều người Úc nhìn thẳng vào mắt người khác khi họ trò chuyện và coi đó như là sự kính trọng và cho thấy đó là dấu hiệu của sự lắng nghe.
– Khi gặp người mới, Người Úc thường không cảm thấy thoải mái lắm khi phải đặt câu hỏi hoặc bị hỏi những câu hỏi liên quan đến sự riêng tư như tuổi tác, tình trạng hôn nhân và tài chính.
– Trong tổng dân số 19 triệu người, 73% người Australia theo đạo Thiên chúa 12,7% không theo tôn giáo nào. Còn lại là một số người theo đạo Do Thái, đạo Hồi và đạo Phật
– Úc là một trong những nơi năng động nhất trên thế giới trong lãnh vực ẩm thưc̣. Do ảnh hưởng của viêc̣ nấu nướng quốc tê. Ở Úc thường có các lễ hội ẩm ́ thực, họ thích ăn hải sản và món nướng.
g. Khách Malaysia
– Malaysia là đất nước Hồi giáo, với trên 50% dân số theo Đạo Hồi. Số còn lại theo các tôn giáo khác như: Phật giáo, Ấn Độ giáo và Cơ đốc giáo. Do đó, nền văn hóa Malaysia bao gồm nhiều tiểu văn hóa khác nhau như phương Tây, Ấn Độ, Trung Quốc…Tuy nhiên, văn hóa và lối sống của họ không có sự khác biệt phân cực mà dung hòa, kết hợp với nhau để cùng phát triển.
– Nhìn chung, người Malaysia hữu nghị và mến khách, nhiệt tình, rộng lượng, cung kính, lịch sự và rất coi trọng lễ nghĩa.
– Người Malaysia có thói quen sờ vào lòng bàn tay của đối phương rồi chắp hai bàn tay lại với nhau khi chào hỏi một ai đó.
– Người Malaysia yêu cầu về hẹn giờ chính xác như người phương Tây. Họ không thích đón khách vào lúc hoàng hôn. Bởi họ phải cử hành một số các nghi thức Tôn giáo của đạo Hồi vào thời gian này. Nếu muốn thăm hỏi một người Malaysia nào đó, nên chọn thời điểm phù hợp, khoảng sau 20h30.
– Chủ đề phù hợp nhất để nói chuyện với người Malaysia là công việc buôn bán, kinh doanh, chuyện xã hội, bóng đá, lịch sử, văn hóa Malaysia hay ẩm thực các vùng miền…
– Món quà tặng tốt nhất đối với người Malaysia là bút mực, sổ công tác. Đồng thời, tránh tặng rượu cho họ (ngoại trừ người Malaysia gốc Hoa).
– Người Malaysia ít hút thuốc, không ăn thịt lợn, không dùng máu tiết của động vật (đặc biệt là những người theo đạo Hồi).
– Họ thích uống cà phê, ăn trầu và uống chè Lipton.
– Người Malaysia ít ngồi bàn, thường bày ra chiếu và ngồi xếp thành vòng tròn. Họ có thói quen ăn bốc. Tay phải bốc thức ăn. Tay trái nếu dùng các dụng cụ như thìa, dĩa…, phải xin phép những người ngồi xung quanh.
– Người Malaysia hay ăn các món cay và trong bữa cơm nên tránh không uống rượu và tránh mời rượu cũng như sử dụng thịt lợn (đặc biệt là đối với những người theo đạo Hồi).
h. Khách Pháp
– Khéo léo và lịch thiệp trong giao tiếp ứng xử.
– Người Pháp có tính hài hước với nghệ thuật châm biếm và phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội. Những đặc điểm này được phản ánh rất rõ trong các tác phẩm điện ảnh (phim cười) và văn học (truyện cười) của họ.
– Trong sinh hoạt hàng ngày, họ là những người trọng hình thức, thích mốt, cầu kỳ trong ăn uống, các đồ dùng và thức ăn phải đạt được độ tinh tế.
– Ngày hội du lịch hàng năm của Pháp 1/8 là một sự kiện rất quan trọng của người dân Pháp. Thông qua lễ hội này, người Pháp muốn quảng bá giới thiệu về hình ảnh, đất nước Pháp tráng lệ, có lịch sử văn hóa lâu đời với truyền thống, văn hóa đặc trưng của châu Âu.
– Họ có nhu cầu du lịch sinh thái và du lịch thể thao giải trí, đặc biệt là nhu cầu du lịch văn hóa để mở rộng hiểu biết và tầm nhìn.
– Họ thường không thích nói tiếng nước ngoài, rất tự hào về văn hóa và ngôn ngữ tiếng Pháp của họ.
– Họ thường có thói quen cho tiền thêm để bày tỏ sự hài lòng với người phục vụ. Họ coi đây là một thói quen thể hiện của nền văn minh hiện đại.
– Họ thích đi du lịch bằng ôtô và máy bay.
– Họ yêu cầu chất lượng phục vụ cao, thích nghỉ tại các khách sạn 4 – 5 sao và các nhà nghỉ đơn giản trong các khu sinh thái như: nhà sàn, lều, hoặc cắm trại. Họ rất thích đến các địa điểm có phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành.
– Khi ăn uống, họ thích kết hợp các món ăn nước ngoài với các món ăn Pháp truyền thống, tạo nên nhu cầu ẩm thực rất phong phú và đa dạng.
– Họ rất thích dùng rượu Vang trong các bữa ăn. Vì với họ, nó không chỉ thể hiện tính cách lịch sự trong giao tiếp mà còn làm ngon miệng.
– Họ thích uống cà phê và coi đó là văn hóa không thể thiếu được trong đời sống.
– Họ thích dùng các bữa điểm tâm trong ngày với các loại bánh ngọt, món nướng, rán tái lòng đào. Họ rất thích các món đặc sản, hải sản và được phục vụ ăn uống tại phòng. Vì theo họ, điều này tạo ra bầu không khí ấm cúng, thân mật hơn trong khi ăn.
i. Khách Thái Lan
– Đạo Phật đã thấm nhuần trong tư tưởng cũng như nét văn hóa, truyền thống của người dân Thái Lan. Do đó, người dân Thái Lan thường rất giản dị, cởi mở và hiếu khách.
– Họ thường tỏ ra rất lịch sự, ân cần, chu đáo và muốn được cư xử phù hợp với tập quán, lễ nghi của đất nước mình.
– Khẩu vị của người Thái Lan rất đa dạng. Tuy nhiên, họ thường sử dụng các gia vị cay để chế biến thực phẩm.
– Người Thái Lan chào nhau bằng cách chắp hai tay trước mũi. Kiểu chào này có thể được dùng khi chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn hoặc xin được tha thứ….Kiểu chào này đã trở nên vô cùng phổ biến, trở thành một phong tục gắn liền với cuộc sống của người dân Thái Lan. Do đó, họ rất ít khi bắt tay khi gặp nhau, đặc biệt là đối với phụ nữ.
– Người Thái Lan cho rằng tay phải là biểu hiện cho sự cao quý, còn tay trái thể hiện sự không trong sạch. Do đó, khi ăn uống hay tặng quà cho người Thái Lan, phải dùng tay trái để thể hiện sự tôn kính. Thông thường, món quà được hầu hết người dân Thái Lan yêu thích đó là hoa hoặc quả tươi.
– Người Thái Lan kiêng chĩa mũi bàn chân vào người khác, xoa đầu hoặc chạm tay vào đầu người khác. Tất cả những cử chỉ này đều được coi là bất lịch sự,thiếu sự tôn trọng.
j. Khách Nga
– Người Nga là những người thẳng thắn, dứt khoát nhưng rất dễ hòa thuận, cởi mở, rộng lượng và chân thành trong các mối quan hệ. Họ sẵn sàng giúp đỡ người khác trong hoạn nạn mà không bao giờ tính toán.
– Họ là những người có lòng tự tôn dân tộc rất cao, yêu lao động, cần cù, chịu khó, có ý thức và kỷ luật cao trong công việc, dám nghĩ, dám làm và có tâm hồn cao thượng.
– Họ rất thích âm nhạc, nhảy, múa. Họ có các điệu nhảy dân tộc truyền thống được lưu giữ từ lâu đời, thể hiện sự vui nhộn, đoàn kết gắn bó.
– Họ rất thích đi du lịch nhóm và đi theo các dịch vụ trọn gói.
– Người Nga thường có thói quen đi nghỉ vào mùa hè. Họ có nhu cầu du lịch biển và du lịch nghỉ ngơi an dưỡng rất cao.
– Họ thích tham gia các loại hình thể dục thể thao như: bóng bàn, bóng đá, tenis, cầu lông, đua ngựa hoặc leo núi, thích khám phá, tìm hiểu bản sắc văn hóa,lịch sử, con người ở các vùng miền và các địa phương khác nhau trên thế giới.
– Họ không cầu kỳ trong ăn uống. Họ thích các món ăn lạnh. Bao giờ bữa ăn cũng có bánh mì và sữa, bơ. Bữa sáng họ thường dùng cháo sữa, bánh mì, bơ cùng với trà đen.
– Họ thích dùng các loại súp được chế biến từ bắp cải tím, cà rốt, lá thơm. Khi ăn, họ thường cho vài thìa sốt Maioner hoặc Smitana lên trên bát súp, tạo ra mùi thơm mát dễ chịu.
– Họ thích ăn các món thịt quay, các món ninh nhừ, thích các loại xay nhỏ, rán hay om; kiêng ăn chim bồ câu, thịt chó. Họ rất thích thịt nướng, thịt hun khói với dưa chuột, tỏi muối chua. Món khoái khẩu của họ là cá chép ướp muối phơi khô uống với bia. Họ thích dùng các loại rau: bắp cải, cà chua, dưa chuột, khoai tây, củ cải đỏ, xà lách, hành, mùi trong bữa ăn. Đặc biệt họ thích dùng món xalat Nga. Món được chế biến từ giò, dưa chuột, khoai tây luộc và thịt nạc được thái vuông nhỏ, cà chua, sau đó được trộn Maioner. Khi ăn họ dùng đĩa, dao, dĩa để xẻ và ăn thức ăn.
– Họ rất thích rượu Vodka, đặc biệt là Vodka đỏ trước bữa ăn. Nó có tác dụng làm ấm người và là một thói quen ẩm thực.
k. Khách Đức
– Họ có tư duy chặt chẽ, có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao trong công việc. Họ có kế hoạch chi tiêu trong đời sống rất rõ ràng, cụ thể và khá chặt chẽ. Khi tiêu dùng họ rất chú ý tới tính thực dụng của sản phẩm, hàng hóa. Họ có ý thức tiết kiệm mặc dù mức sống của người Đức khá cao so với nhiều nước khác.
– Người Đức có tài tổ chức. Họ biết cách tạo ra sức mạnh của nhóm, đoàn kết và chia sẻ lẫn nhau với thái độ rõ ràng, vô tư và công bằng trong công việc.
– Lễ hội Bia Munich có truyền thống lâu đời và thường được tổ chức vào tháng 3 hằng năm, kéo dài trong 16 ngày. Đây là dịp người Đức quảng cáo, giới thiệu nền công nghiệp bia. Một trong những sản phẩm nổi tiếng thế giới mà du khách rất ưa chuộng.
– Họ rất tin vào các thông tin quảng cáo du lịch. Vì thế trước khi đi du lịch, người Đức thường đến các hãng, các công ty uy tín để tìm hiểu thông tin. Họ thường thích đi du lịch ở những nước có du lịch biển phát triển, điều kiện an ninh đảm bảo và có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao.
– Họ rất thích đi du lịch theo nhóm. Theo họ, đây là dịp tốt nhất để tăng cường và củng cố quan hệ trong nhóm, giúp họ hiểu biết lẫn nhau tốt hơn.
– Họ thích đi du lịch theo kiểu trọn gói. Họ thường lựa chọn phòng nghỉ tại các khách sạn 2-3 sao hoặc lưu trú trong các nhà sàn, lều, bạt ở các khu sinh thái. Phương tiện giao thông ưa thích của người Đức khi đi du lịch là máy bay, xe lửa.
– Họ thường ăn các món ăn được chế biến bằng cách: nấu, hầm và rán. Món ăn ưa thích của người Đức là xúc xích, lạp sườn và thịt hun khói. Người Đức có nền công nghiệp sản xuất xúc xích rất phát triển. Hiện nay họ có đến 1.500 loại xúc xích. Họ chế biến bằng cách lấy lạp sườn và thịt hun khói cho vào lá bắp cải chua cuộn lại và khoai tây rán ăn với thịt bò rán. Họ cũng thích các món ăn hải sản. Họ thích dùng điểm tâm, ăn bánh ngọt và hoa quả.
tâm lý khách du lịch là gì
tâm lý khách du lịch nhật bản
tâm lý khách du lịch trung quốc
tâm lý khách du lịch châu á
tâm lý khách du lịch hàn quốc
tâm lý khách du lịch châu âu
tâm lý khách du lịch mỹ
tâm lý khách du lịch anh
tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp
đặc điểm tâm lý khách du lịch người anh
đặc điểm tâm lý khách du lịch châu âu
đặc điểm tâm lý của khách du lịch châu âu
tâm lý khách du lịch miền bắc
bài giảng tâm lý khách du lịch
nắm bắt tâm lý khách du lịch
đặc điểm tâm lý của khách du lịch nhật bản
tâm lý khách du lịch canada
tâm lý khách du lịch là công nhân
ví dụ tâm lý khách du lịch theo nghề nghiệp
tâm lý khách du lịch theo đạo hồi
tâm lý khách du lịch người đức
đặc điểm tâm lý khách du lịch
giáo trình tâm lý khách du lịch
tâm lý khách du lịch là học sinh sinh viên
tâm lý khách du lịch là học sinh
tâm lý khách hàng du lịch
tìm hiểu tâm lý khách du lịch người nga
tâm lý khách du lịch italia
khái niệm tâm lý khách du lịch
phiếu khảo sát tâm lý khách du lịch
tâm lý khách du lịch lào
tâm lý khách du lịch là người anh
tâm lý khách du lịch là
tâm lý khách du lịch malaysia
tâm lý khách du lịch miền nam
tâm lý khách du lịch châu mỹ
tâm lý khách du lịch người mỹ
đặc trưng tâm lý khách du lịch mỹ
môn tâm lý khách du lịch
tâm lý khách du lịch người pháp
tâm lý khách du lịch người ấn độ
tâm lý khách du lịch người úc
tâm lý khách du lịch châu phi
đặc điểm tâm lý khách du lịch pháp
phương pháp nghiên cứu tâm lý khách du lịch
tại sao phải nghiên cứu tâm lý khách du lịch
các phương pháp nghiên cứu tâm lý khách du lịch
tâm lý khách du lịch ả rập
tâm lý khách du lịch singapore
sách tâm lý khách du lịch
tâm lý khách du lịch theo vị trí địa lý
đặc điểm tâm lý của khách du lịch việt nam
tâm lý khách du lịch ý